PHÒNG THÍ NGHIỆM TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

           Land Resource Laboratory       

 

  • Người phụ trách: TS. Huỳnh Thị Thu Hương, Trưởng phòng thí nghiệm.
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Điện thoại: 0903911211

CHỨC NĂNG

Phòng thí nghiệm Tài nguyên Đất đai có chức năng phục vụ giảng dạy đại học và sau đại học các môn học thuộc chuyên ngành Quản lý đất đai, Lâm sinh, Khoa học đất, Trồng trọt, Nông học, Phát triển nông thôn… phục vụ phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về lý, hóa học đất, nước, phân bón và cây trồng cho sinh viên và học viên thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Ngoài ra, phòng thí nghiệp Tài nguyên Đất đai còn là nơi triển khai các nghiên cứu khoa học, phục vụ cho các nghiên cứu khoa học cấp trường, địa phương và hợp tác quốc tế của Bộ Môn Tài nguyên Đất đai và Khoa Môi trường & TNTN.

Cùng với hoạt động nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm cũng là nơi tổ chức các lớp tập huấn chuyên ngành, các diễn đàn thảo luận chuyên sâu về lĩnh vực quản lý đất đai, khoa học đất, môi trường đất và nước ở ĐBSCL

NHIỆM VỤ

Giảng dạy thực tập cho sinh viên trong các môn học liên quan đến khảo sát phân loại đât, đánh giá chất lượng đất, độ phì đất và thoái hóa đất nông nghiệp các môn học thuộc chuyên ngành Quản lý đất đai, Lâm sinh, Khoa học đất, Trồng trọt, Nông học, Phát triển nông thôn…

Hỗ trợ sinh viên, học viên trong việc thực hiện phân tích các chỉ tiêu hóa học, vật lý phục vụ đề tài tốt nghiệp cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh

Thực hiện phân tích các chỉ tiêu về vật lý, hóa học đất, nước, thực vật và phân bón như sau:

  • Vật lý đất:
  • Khoan và mô tả phẫu diện đất,
  • Phân tích sa cấu, tỉ trọng, dung trọng, ẩm độ đất,
  • Phân tích các thành phần khoáng trong đất, sa cấu đất,
  • Phân tích độ chặt, độ cứng của đất.
  • Hóa học:
  • Phân tích pH, EC, dung lượng cation trao đổi CEC,
  • Phân tích các cation trao đổi như Ca, Mg, K, Na, Al
  • Phân tích N tổng số, N hữu dụng NH4+, NO3-.
  • Phân tích P tổng số và hữu dụng và nhiều thành phần P khác trong đất
  • Phân tích chất hữu cơ, acid humic, và fulvic
  • Phân tích vi lượng và kim loại nặng dạng tổng số và dạng trao đổi, liên kết hữu cơ

Ngoài ra, phòng thí nghiệm Tài nguyên Đât đai còn tổ chức thực hiện:

  • Xây dựng các tiêu bản phẫu diện đất cơ bản cho ĐBSCL phục vụ nghiên cứu về hình thái và vi hình thái trong đất hỗ trợ trong công tác quy hoạch sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất đai.
  • Xây dựng tiêu bản thực vật rừng ngập (mặn và ngọt), cây dược liệu quí ở ĐBSCL phục vụ công tác bảo tồn, khai thác và quản lý hiệu quả tài nguyên rừng.

TRANG THIẾT BỊ CHÍNH

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Hình ảnh

1

Khoan phẫu diện đất

10 bộ

 

2

Ring lấy mẫu đất

3 bộ

 

3

Máy đo pH, EC ngoài đồng

4 bộ

 

4

Máy đo pH, EC trong phòng TN

2 bộ

 

5

Cân phân tích 4 số lẻ

1 cân

 

6

Cân phân tích 3 số lẻ

1 cân

 

7

Cân phân tích 2 số lẻ

1 cân

 

8

Tủ sây

2 tủ

 

9

Quyển so màu Mulsell

10 quyển

 

10

Thiết bị đo độ ẩm

4 cái

 

11

Kệ phơi mẫu

5

 

12

Tủ hút ẩm trữ mẫu

2 tủ

 

 

HỌC PHẦN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY

Đại học: giảng dạy thực hành cho các môn học có liên quan cho sinh viên đại học các ngành Quản lý Đất đai, Khoa học đất, Lâm sinh, Trồng trọt, Nông học và Phát triển nông thôn. Bao gồm các môn như sau:

  • Thỗ nhưỡng A (NN230).
  • Đánh giá đất (NN508).
  • Quản lý khai thác tài nguyên đất đai (NN176)
  • Nguồn gốc và phân loại đất (NN276)
  • Khảo sát lập bản đồ đất (NN540).
  • Thực tập giáo trình (NN261)

Sau đại học: Giảng dạy thực hành cho học viên sau đại học các ngành Quản lý đất đai và Khoa học đất. Bao gồm các môn

  • Đánh giá đất đai nâng cao (MT659)
  • Xây dựng bản đồ tài nguyên đất đai (MTD617)
  • Thực tập giáo trình (MT661)

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Hoat động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phân tích, đánh giá và quản lý tài nguyên môi trường đất và nước. Những nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học của Phòng thí nghiệm sẽ tập trung chủ yếu vào:

  • Nghiên cứu phân tích các đặc tính lý hóa của tài nguyên đất phục vụ cho các dự án chương trình của công tác đánh giá, phân vùng, quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.
  • Nghiên cứu phân tích các chỉ tiêu về môi trường của tài nguyên đất, nước và không khí.
  • Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tiên tiến, tiêu chuẩn mới trong phân tích đất và môi trường.
  • Hợp tác với các cơ quan, cá nhân trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học, về nhu cầu phân tích trong công tác phân tích đất và môi trường.

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

   
   

 

 

   

 

 

 

      XUẤT BẢN

Quốc tế:

  1. Kuenzer, Valentin Heimhuber, John Day, Ollo Varis, Tom Bucx, Rabrice Renaud, Liu Gaohuan, Vo Quoc Tuan, Thorsten Schlurmann, William Glamore. 2020. Profiling resilience and adaptation in mega deltas: A comparative assessment of the Mekong, Yellow, Yangtze, and Rhine deltas. Journal of Ocean and Coastal Management 198 (2020) 105362. Elsevier. http://doi.org/10.1016/j.ocecoaman.2020.105362
  2. Phạm Thanh Vũ, Võ Quang Minh, Phan Chí Nguyện, Trần Văn Dũng, Nguyễn Thế Cường, Ngô Thị Phong Lan. Estimating the criteria affected to agricultural production: A case of Chau Thanh district, Vietnam. Asian J Agric Rural Dev. 2020;10 (1):463–72. 
  3. Vo Quang Minh, Le Quang Tri, Le Van Khoa, Pham Thanh Vu, Thai Thanh Du. 2020. Limitation and Recommendation for Rice Cultivation on the problem soils in the Southern region of Vietnam, số 54 (2020), 617-622. Indian Journal of Agricultural Research.
  4. Vo Quang Minh, Pham Thanh Vu, Le Van Khoa, Thai Thanh Du, Le Quang Tri, Tran Van Dung. 2020. Major Land Uses on Acid Sulfate soils of Hau Giang province, Vietnam. International Journal of Environment, Agriculture and Biotechnology, Vol.5,Issue1, 192 – 196. ISSN 2456-1878. https://dx.doi.org/10.22161/ijeab.51
  5. Vo Quang Minh, Le Van Khoa, Thai Thanh Du, Pham Thanh Vu, Le Quang Tri. 2020. Prediction of Orchard Soils Degradation using Munsell Soil Color. International Journal of Innovative Technology and Exploring Engineering. Vol 9, Issue 6, 338 – 343. ISSN 2278-3075.   http://doi.org/10.35940/ijitee.F3482.049620

Trong nước

  1. Thái Thành Dư, Võ Quang Minh, Phạm Thanh Vũ, Lê Quang Trí, Lê Văn Khoa, Trần Văn Dũng, Phan Chí Nguyện, Nguyễn Thị Hà Mi. 2019. Các đặc tính phân loại đất và sự phân bố đất tỉnh An Giang phân loại theo WRB 2006 tỉ lệ 1:100.000. Tạp chí Khoa học Đất, số 56, 5-10. ISSN 2525 – 2216
  2. Nguyễn Thị Phương Đài, Võ Quang Minh, Lê Văn Khoa. 2018. Kết hợp phân bón vô cơ và phân bã bùn mía trong cải thiện đặc tính đất và năng suất lúa vùng đê bao Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tạp chí khoa học Đất Việt Nam, số 53, 31–37.
  3. Ngô Nam Thạnh, Võ Quang Minh, Lê Việt Dũng. 2018. Ảnh hưởng của phân sỉ thép đến năng suất lúa ở vùng đất phèn tại tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang. Tạp chí khoa học Đất Việt Nam, số 53, 48–54.
  4. Nguyễn Thị Phương Đài, Võ Quang Minh, Lê Văn Khoa, Thái Thành Dư. 2018. Đánh giá đặc tính độ phì nhiêu đất lúa theo hệ thống FCC và đề xuất giải pháp cải thiện độ phì nhiêu đất tỉnh An Giang. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số chuyên: 150–59.
  5. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Võ Quang Minh, Phạm Thanh Vũ, and Thái Thành Dư. 2018. Nghiên cứu tính bền vững của các mô hình canh tác có triển vọng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tập 54, 126–35. ISSN: 1859-2333
  6. Ngô Nam Thạnh, Võ Quang Minh, and Lê Việt Dũng. 2018. Đánh giá sự thay đổi sử dụng đất giai đoạn 2000-2011 và xu hướng thay đổi trong tương lai trên vùng đất phèn tại Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại Học Cần Thơ tập 54, 157–63. ISSN: 1859-2333 (cập nhật ngày 27/8/2019)
  7. Võ Quang Minh and Lê Quang Trí, “Mối quan hệ giữa các tầng và đặc tính chẩn đoán đất thâm canh lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với hệ thống phân loại khả năng độ phì đất FCC,” Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, vol. 48 (B), pp. 111–115, 2017.
  8. Nguyễn Thị Phương Đài, Võ Quang Minh, and Lê Văn Khoa, “Đánh giá tiềm năng suy giảm độ phì nhiêu đất tỉnh An Giang,” Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, vol. Môi trường, no. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu, pp. 11–17, 2017.
  9. Thái Thành Dư, Ông Văn Ninh, Phạm Thanh Vũ, Trần Văn Dũng, Võ Quang Minh, and Lê Quang Trí, “Các đặc tính phân loại đất theo hệ thống phân loại WRB 2006 tỉnh Hậu Giang tỉ lệ 1/100.000,” Tạp chí Khoa học Đất, vol. 52, pp. 10–15, 2017.
  10. Võ Quang Minh, Lê Quang Trí, Phạm Thanh Vũ, Trần Văn Dũng. 2016. Chuyển đổi chú giải bản đồ đất Đồng bằng sông Cửu Long phân loại theo hệ thống WRB 1998 sang WRB 2006. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Nông nghiệp 2016. 10-21.