Tiến sĩ Quản lý Đất đai

Tiến sĩ Quản lý Đất đai

Đào tạo Tiến sĩ Quản lý đất đai nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực trong công tác quản lý đất đai, có kiến thức chuyên sâu đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào thực tế một cách có hiệu quả trong điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của ĐBSCL.

Tuyển sinh Tiến sĩ QLĐĐ 2022

Mô tả chương trình

Tên ngành: Quản lý đất đai

Mã ngành: 62 85 01 03

Tuyển sinh: Mỗi năm 2 đợt.

1

Tên ngành đào tạo

(Tiếng Việt và Anh)

Quản lý đất đai

(Land Managemant)

2

Mã ngành

62 85 01 03

3

Đơn vị quản lý

(ghi Bộ môn và Khoa)

Bộ môn Tài nguyên đất đai – Khoa Môi trường và TNTN

4

Các ngành dự thi

 

4.1

Ngành đúng, phù hợp (không học bổ sung kiến thức)

Quản lý đất đai

4.2

Ngành gần (học bổ sung kiến thức)

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Khoa học đất.

5

Mục tiêu

 

Đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực trong công tác quản lý đất đai, có kiến thức chuyên sâu đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào thực tế một cách có hiệu quả trong điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của ĐBSCL. Hiểu rõ kiên thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật và có khả năng vận dụng thành thạo các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong công tác quản lý đất đai.

6

Chuẩn đầu ra (LO)

 

6.1

Kiến thức

Có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành; có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật; phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành nghiên cứu; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường; có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh cụ thể như sau:

 

LO.1

- Có kiến thức về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống.

- Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

 

LO.2

- Hiểu biết sâu và vận dụng tốt các kiến thức pháp luật đất đai ứng dụng, thanh tra đất đai, các thông tư, nghị định và quy định về lĩnh vực chuyên ngành quản lý đất đai.

- Nắm vững các kiến thức về quản lý, đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai ứng dụng, cũng như các kiến thức về trắc địa, kỹ thuật bản đồ địa chính, hệ thống thông tin địa lý (GIS).

- Có kiến thức sâu về quản lý đất đai và quản lý đô thị như: kiểm kê & chỉnh lý biến động đất đai, nông nghiệp đô thị, quản lý đô thị.

- Có kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học và tư duy hệ thống để hỗ trợ giải quyết công việc chuyên môn

 

LO.3

- Có kiến thức chuyên môn sâu về kỹ thuật, công nghệ như: đo đạc thành lập bản đồ địa chính, xử lý số liệu đo đạc, quản lý thông tin đất đai LIM/LIS, viễn thám ứng dụng trong quản lý, dự báo dịch hại - thiên tai - thảm họa, mô hình hóa, thống kê địa lý.

- Có khả năng vận dụng các kiến thức về pháp luật đất đai trong quản lý nhà nước về đất đai, thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai.

- Có kiến thức chuyên môn sâu về khối kiến thức quy hoạch, quản lý và bảo tồn tài nguyên đất đai như: quy hoạch phân bố sử dụng đất, quy hoạch và phát triển nông thôn, quy hoạch phát triển vùng và đô thị, phát triển bền vững tài nguyên đất, khai thác và bảo tồn tài nguyên đất, dự báo biến động tài nguyên đất đai.

- Nắm vững, phân tích được biến động giá đất, thị trường nhà đất thông qua khối kiến thức: kinh tế tài nguyên đất đai, Quản lý & Phân tích thị trường bất động sản, phân tích sinh kế trong thay đổi sử dụng đất.

- Có kiến thức thực tiễn chuyên ngành Quản lý đất đai thông qua thực tập chuyên ngành QLĐĐ và thực hiện luận văn tốt nghiệp.

6.2

Kỹ năng

Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề; sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực chuyên môn; có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề quy mô khu vực và quốc tế cụ thể như sau:

 

LO.4

- Thành thạo kỹ thuật đo đạc cao trình, đo đạc địa chính, tính toán bình sai các dạng lưới đường chuyền.

- Có kỹ năng trong giải đoán ảnh viễn thám, đồ họa và thiết kế cảnh quan, xây dựng bản đồ địa chính, địa hình, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, các loại bản đồ chuyên đề khác.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành Quản lý đất đai và các phần mềm hỗ trợ khác theo quy định của Bộ Tài Nguyên & MT như: Microstation, Famis, AutoCad, 3D Max, Sketchup, Mapinfo, Arcgis Desktop, ENVI.

- Có khả năng thực hiện, tư vấn trong lĩnh vực quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch nông thôn mới.

- Tham gia tư vấn về giá đất, thẩm định giá, bất động sản.

- Ứng dụng các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực quản lý đất đai.

- Có năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh/Pháp) phục vụ cho nghiên cứu và đọc tài liệu chuyên ngành.

 

LO.5

- Có tư duy phân tích hệ thống và sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

- Có kỹ năng báo cáo, thuyết trình và thảo luận trước đám đông kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ, thời gian và phương tiện hỗ trợ phù hợp.

- Có năng lực giao tiếp và quan hệ cộng đồng, đàm phán với các đối tác trong các dự án liên quan..

- Có khả năng phân tích và đề xuất các chính sách, biện pháp phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật thuộc lĩnh vực tài nguyên đất đai có hiệu quả.

- Mềm dẽo và linh hoạt trong tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo, lập kế hoạch và đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề.

6.3

Ngoại ngữ trước khi  bảo vệ luận văn

Thực hiện theo Điều 22, Thông tư 05/2012/TT- BGDĐT ngày 15  tháng 2  năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghiên cứu sinh tự học để có chứng chỉ (chứng nhận) trình độ ngoại ngữ từ bậc 4/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Các chứng chỉ tương đương khác theo Phụ lục III, Thông tư 05/2012/TT- BGDĐT, phải đảm bảo 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết)

6.4

Thái độ; Năng lực tự chủ và trách nhiệm

 

 

LO.6

- Phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp cao.

- Thái độ làm việc nghiêm túc, có ý thức trong học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ và công tác.

- Thái độ giao tiếp lịch sự, có ý thức xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

- Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm đối với đất nước.

 

LO.7

Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn; có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới.

Danh sách Nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp

STT Họ và tên NCS Năm tốt nghiệp
1 Nguyễn Hồng Thảo 2021
2 Phan Chí Nguyện 2021

 Danh sách Nghiên cứu sinh đã báo cáo cơ sở

STT Họ và tên NCS Ngày báo cáo cơ sở
1 Huỳnh Phú Hiệp 06/2020
2 Nguyễn Quốc Hậu 06/2020
3 Nguyễn Văn Út Bé  2021
4 Phạm Thanh Thảo  2021

Một số hướng nghiên cứu:

TT

Hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu hoặc đề tài nghiên cứu cần nhận nghiên cứu sinh

Họ tên, học vị, chức danh KH người có thể hướng dẫn NCS

Số lượng NCS có thể nhận

1

Thể chế - Chính sách, quản lý nhà nước về công tác quản lý đất đai

GS. TS. Lê Quang Trí

PGS. TS. Lê Tấn Lợi

PGS. TS. Mai Văn Nam

PGS. TS. Phan Trung Hiền

TS. Lê Ngọc Thạch

2

2

Ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác, giám sát, quản lý tài nguyên đất đai

PGS. TS. Võ Quang Minh

TS. Võ Quốc Tuấn

TS. Nguyễn Thị Hồng Điệp

PGS. TS. Nguyễn Hiếu Trung

PGS. TS. Trần Cao Đệ

2

3

Ứng dụng công nghệ trong mô phỏng, dự báo dự đoán thảm họa thiên tai

PGS. TS. Võ Quang Minh

TS. Võ Quốc Tuấn

TS. Nguyễn Thị Hồng Điệp

PGS. TS. Trần Cao Đệ

1

4

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển bền vững

PGS. TS. Võ Quang Minh

TS. Võ Quốc Tuấn

TS. Nguyễn Thị Hồng Điệp

PGS. TS. Trần Cao Đệ

1

5

Đánh giá và quy hoạch chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên đất đai

GS. TS. Lê Quang Trí

PGS. TS. Lê Tấn Lợi

PGS. TS. Lê Văn Khoa

PGS. TS. Nguyễn Duy Cần

2

6

Quản lý đất đai trong điều kiện biến đổi khí hậu

PGS. TS. Võ Quang Minh

GS. TS. Lê Quang Trí

PGS. TS. Lê Tấn Lợi

TS. Châu Minh Khôi

2

7

Nghiên cứu thị trường đất đai

GS. TS. Lê Quang Trí

PGS. TS. Lê Tấn Lợi

PGS. TS. Phan Trung Hiền

PGS. TS. Mai Văn Nam

1

8

Quy hoạch vùng và phát triển đô thị bền vững

PGS. TS. Lê Tấn Lợi

TS. Lê Ngọc Thạch

1

9

Quy hoạch tổng hợp nguồn tài nguyên đất đai

GS. TS. Lê Quang Trí

PGS. TS. Lê Tấn Lợi

PGS. TS. Võ Quang Minh

PGS. TS. Nguyễn Duy Cần

PGS. TS. Nguyễn Ngọc Đệ

TS. Châu Minh Khôi

TS. Trần Văn Dũng

TS. Đặng Kiều Nhân

PGS. TS. Nguyễn Hiếu Trung

2

 

Đề cương nghiên cứu: Theo kế hoạch tập trung của Trường.